Cách chơi ‘Baldur's Gate 3’ bản chính thức trên máy Mac M1 và M2
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.Bên trong 'cổng địa ngục' ở Turkmenistan
Ngày 14.10, bác sĩ Bùi Quốc Cường - Trung tâm sức khỏe nam giới Men’s Health cho biết, rối loạn chức năng cương dương (Erectile Dysfunction) và bệnh tim mạch (Cardiovascular disease) là những vấn đề phổ biến thường gặp ở nam giới trung niên, lớn tuổi. Chúng có mối liên quan mật thiết với nhau.
Cuộc 'hội ngộ' bất ngờ của bộ ba 'Kính vạn hoa' sau 20 năm
UBND TP.Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về phương án thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 hoạt động (trừ xe buýt, xe đưa đón học sinh) trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Q.Hoàn Kiếm).Theo phương án, thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 1.3, theo khung giờ từ 6 giờ 30 - 8 giờ 30 và từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30. Sau 6 tháng thí điểm, các cơ quan sẽ đánh giá hiệu quả, báo cáo thành phố xem xét quyết định.Tuyến đường hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ gồm: trục Hàng Giấy - Đồng Xuân - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng; trục Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân trở vào trong khu vực phố cổ Hà Nội và các tuyến phố Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Nhà Chung, Quang Trung (đoạn Tràng Thi tới Nhà Chung), Ấu Triệu, Bảo Khánh, Hàng Trống, ngõ Hàng Hành, ngõ Bảo Khánh.Quá trình thí điểm, Hà Nội sẽ bố trí 4 điểm trung chuyển theo các hướng của khu vực hạn chế trên các tuyến phố Bà Triệu, Trần Nhật Duật, Phùng Hưng và khu vực chợ Đồng Xuân. Phương tiện trung chuyển không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Theo Sở GTVT Hà Nội, việc cấm ô tô trên 16 chỗ hoạt động ở các khu vực trên sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu phố cổ, đặc biệt là vào giờ cao điểm, góp phần cải thiện môi trường, giảm lượng phát thải, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giữ gìn không gian sống trong lành hơn.Đồng thời, việc hạn chế xe ô tô lớn hoạt động trong khu phố cổ sẽ giúp du khách tham quan, trải nghiệm khu phố cổ bằng các hình thức, phương tiện giao thông sạch…Cũng theo Sở GTVT Hà Nội, phương án cấm xe ô tô trên 16 chỗ hoạt động trong giờ cao điểm cũng sẽ có một phần ảnh hưởng nhất định đối với các cơ sở khách sạn. Theo thống kê của UBND Q.Hoàn Kiếm, có 138 cơ sở kinh doanh khách sạn, khi thực hiện phương án thí điểm các cơ sở kinh doanh này sẽ phải trung chuyển và điều chỉnh thời gian đưa, đón khách cho phù hợp.Theo Sở GTVT Hà Nội, đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.Khu phố cổ của Hà Nội có diện tích hơn 80 ha, gồm 10 phường: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12 ha với các tuyến phố bao quanh là Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay.
Một số người đinh ninh "thoát" phạt nguội khi đã qua đăng kiểm, nhưng gần đây tra cứu trên hệ thống thì nhiều lỗi cũ này bỗng dưng xuất hiện lại. Chuyện gì đang xảy ra?Trước khi đưa xe đi đăng kiểm vào năm 2023, anh P.M.L (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vào web tra cứu phạt nguội và tá hỏa khi thấy hệ thống báo 19 lỗi vi phạm. Trong đó có 17 lỗi là đỗ xe không đúng quy định. Anh cho hay, 17 lần CSGT ghi hình phạt đỗ xe không đúng quy định là ở đoạn đường gần nhà, xung quanh có nhiều người cùng đậu xe. Nhẩm tính mức phạt hơn 25 triệu đồng, tước bằng lái 2 tháng khiến tay chân anh rụng rời vì ngay lúc làm ăn khó khăn.Đến hạn đăng kiểm, anh làm liều mang xe đến. Cơ quan chức năng giải quyết thủ tục bình thường, không đề cập nhắc lỗi phạt nguội. Anh thở phào, đinh ninh đã thoát phạt nguội.Gần đây, anh tiếp tục bấm tra cứu lỗi vi phạm qua hình ảnh thì 19 lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại. Anh L. thắc mắc: "Đã qua đăng kiểm, tưởng thoát phạt nguội, nhưng sao nay lại hiện lên lỗi cũ?".Tương tự, trên các fanpage về giao thông, một số người cũng than thở khi thấy lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại trên hệ thống, dù đã qua nhiều đợt đăng kiểm. Anh Minh Khang (ngụ Q.Tân Bình) cho biết, năm 2023, anh mua lại chiếc xe cũ của người quen và cẩn thận tra cứu phạt nguội trước khi làm thủ tục. Hệ thống báo không ghi nhận lỗi vi phạm.Mới đây, anh tra lỗi phạt nguội thì có thông báo vi phạm lỗi đậu xe không đúng quy định từ năm 2022. "Trường hợp này thì tôi đóng phạt hay chủ xe cũ đóng phạt. Nếu tôi gọi mà chủ cũ không lên đóng phạt thì sao?", anh đặt câu hỏi.Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, các lỗi vi phạm qua hình ảnh đều được cập nhật lên website của Cục CSGT. Trước đây, hệ thống kiểm định chưa kết nối cơ sở dữ liệu của Cục CSGT nên có thể một số hành vi vi phạm CSGT chuyển qua không được update vào cơ sở dữ liệu của đăng kiểm. Do vậy, có trường hợp người dân trước đây đi đăng kiểm bình thường, nhưng giờ đăng kiểm hoặc tra cứu thì thấy báo có lỗi vi phạm. Bên cạnh đó, trước đây người dân chưa tự giác đến nộp phạt khi thấy thông báo. Vài năm trước, cơ quan chức năng cũng chưa có chế tài hạn chế đăng kiểm nếu chưa đóng phạt nguội. Do vậy, khi nào đi kiểm định không được, người dân mới đến đóng phạt.Hiện nay, hệ thống dữ liệu đồng bộ, các lỗi vi phạm hiển thị đầy đủ. "Về nguyên tắc, chủ xe bị phạt nguội mà chưa đóng phạt thì lỗi vi phạm không thể nào biến mất", đại diện Cục CSGT nói.Theo tìm hiểu, hiện có những lỗi vi phạm được ghi nhận nhiều lần, có tính chất lặp lại được CSGT ghi nhận trên cùng một phương tiện như: đỗ xe sai quy định, chạy quá tốc độ liên tục trên một đoạn đường dài, chạy trong làn dừng khẩn cấp của cao tốc..."Vị trí gắn camera tự động bắn tốc độ, ghi nhận lỗi vi phạm qua hình ảnh đã được cơ quan chức năng tính toán để người tham gia giao thông giảm tốc, điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi tham gia giao thông, nhiều người không để ý, vi phạm liên tục trên đoạn đường dài, qua nhiều vị trí camera vẫn vi phạm thì hệ thống sẽ ghi nhận lỗi ở các thời điểm khác nhau", lãnh đạo một đội CSGT thông tin.
New Zealand cấp học bổng toàn phần cho ứng viên trong lĩnh vực giáo dục, kinh doanh
Nếu có thể thực hiện việc truyền năng lượng không dây laser (LWPT), Trung Quốc có thể giải quyết một trong những thách thức lớn của kế hoạch thám hiểm mặt trăng, theo SpaceNews hôm 21.1. Đó là cung cấp năng lượng cho phi thuyền trên mặt trăng.Trên lý thuyết, LWPT sử dụng các chùm tia laser truyền năng lượng không dây từ những vệ tinh trên quỹ đạo đến các trạm tiếp nhận trên bề mặt, chuyển ánh sáng thành điện năng.Các nhà nghiên cứu đề xuất phát triển những công nghệ then chốt của LWPT, kế đến là thử nghiệm trên quỹ đạo.Mặt trăng hiện bị khóa một mặt với trái đất, dẫn đến điều kiện môi trường khắc nghiệt trong thời gian 2 tuần đêm tối luân phiên với ban ngày của thiên thể này.Trong khi điện mặt trời có thể cung cấp năng lượng cho phi thuyền trong 2 tuần ban ngày, 2 tuần đêm tối kế tiếp thực sự là thách thức.Phi thuyền cần năng lượng để sưởi và điện năng để vượt qua 2 tuần đêm tối và nhiệt độ xuống thấp đến -200 độ C.Bên cạnh cung cấp điện năng trong giai đoạn đêm tối, LWPT còn hỗ trợ hoạt động của phi thuyền bên trong những hõm chảo bị che tối vĩnh cửu, theo báo cáo đăng trên Journal of Deep Space Exploration (JDSE).Tuy nhiên, công nghệ LWPT đối mặt những thách thức như mức độ hiệu quả, phạm vi truyền dẫn."Cần nhanh chóng tập trung phát triển công nghệ laser năng lượng cao trên không gian và những hệ thống đường truyền laser độ chính xác cao, cũng như công nghệ xác thực trên quỹ đạo", theo báo cáo.Báo cáo được chuẩn bị bởi các tác giả đến từ Viện Hàn lâm Công nghệ Không gian Trung Quốc (CAST) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Điện tử Hàng không Vũ trụ Sơn Đông.